1. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ
Tình trạng mất ngủ có thể xảy ra với bất cứ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất ngủ, bác sĩ Nguyễn Đức Quang đưa ra một số nguyên nhân chủ chốt sau:
- Căng thẳng: Áp lực học tập, lo lắng về cuộc sống, suy nghĩ nhiều về công việc, chuyện tình cảm, gia đình. Đột ngột đối mặt với biến cố, sự kiện gây chấn thương tâm lý như mất người thân, ly hôn, mất việc…
- Thay đổi nhịp sinh hoạt: Nhịp sinh học của chúng ta giống như một chiếc đồng hồ, hoạt động có chu kì gồm: Ngủ - thức. Khi bạn thay đổi lịch làm việc liên tục, đi du lịch, di chuyển đến một nơi khác lệch múi giờ… có thể làm rối loạn nhịp sinh học.
- Thói quen xấu: không đúng giờ, ngủ trưa quá nhiều, lạm dụng thiết bị điện tử, tập thể dục muộn, thức khuya.
Người bệnh cảm thấy mệt mỏi khi mắc chứng mất ngủ
- Ăn quá nhiều và quá no vào buổi tối: Việc nạp quá nhiều thức ăn vào buổi có thể khiến bạn khó chịu khi nằm. Nhiều người có thể bị ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
- Sử dụng các chất kích thích: Sử dụng rượu bia, trà, cà phê...cũng có thể khiến bạn gặp phải chứng mất ngủ.
- Bị tác động bởi các yếu tố khách quan: Môi trường ô nhiễm, ồn ào, không gian không thoải mái.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid.
- Mắc bệnh lý mãn tính: Các bệnh lý mạn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, viêm khớp… thường gây ra những triệu chứng dễ nhận biết như khó chịu, dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ. Đối tượng thường gặp ở nhóm này thường là những người lớn tuổi.
- Di chứng hậu covid: Đặc biệt, sau dịch covid, nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc do ảnh hưởng rối loạn chức năng.